Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau "văn hóa chatroom" bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân

Góc khuất của giới giải trí chính là lăng kính phản ánh góc khuất xã hội, những năm gần đây khi phong trào chống lại nạn xâm hại tình dục, quấy rối tình dục càng ngày càng trở nên phổ biến trong các quốc gia châu Á, người ta lại càng có cơ hội biết tường, tỏ tận cái lăng kính ấy có biết bao đục ngầu, đen tối. Năm 2019 chưa đi qua được bao lâu, năm 2020 tiếp tục mở ra với showbiz Hàn các vụ án liên quan đến tội phạm tình dục, về thứ văn hóa gọi là "văn hóa chatroom" khiến bao người đi từ bàng hoàng này đến bàng hoàng khác. Một từ "thất vọng" không đủ để nói nên lời.

Những chuỗi bê bối tình dục rúng động showbiz Hàn được hé lộ từ một căn phòng đầy mảng tối mang tên "chatroom"

Tháng 4 năm 2019 cả xã hội Hàn rung chuyển trước thông tin một loạt nam nghệ sĩ nổi tiếng tham gia vào nhóm chat phát tán các clip tình dục, quay lén. Những cái tên từng nói không với scandal như Jung Joon Young , Seungri (BIGBANG) cho đến Choi Jong Hoon , từng người từng người vướng phải vòng lao lý trước ánh mắt ngỡ ngàng của khán giả khắp châu Á. Sự thất vọng một lần nữa lên đến đỉnh điểm khi vụ án Burning Sun nổ ra, kéo theo hàng loạt tên tuổi dính líu tới đường mua dâm, bán dâm lớn nhất Hàn Quốc. Dư luận phẫn nộ, người dân bàng hoàng, năm 2019 được ví như một năm u ám và tối tăm, là "thảm kịch" chưa từng có trong lịch sử giới giải trí xứ củ sâm.

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 2.

Jung Joon Young cúi đầu nhận mức án 6 năm tù cho hành vi quay lén đầy tội lỗi, cầm đầu chatroom tình dục phát tán clip đồi truỵ, hãm hại bao nhiêu nạn nhân nữ. Choi Jong Hoon tương tự, với 5 năm tù Jong Hoon chính thức kết thúc sự nghiệp làm người nổi tiếng trong ê chề, đau đớn. Mặc dù đã được minh oan về những cáo buộc đồng lõa cùng Jung Joon Young, tuy nhiên Seungri vẫn bị khán giả nghi ngờ dính líu đến hoạt động mua bán dâm bất hợp pháp tại Burning Sun.

2019 qua đi để lại niềm khát khao mong ngóng 2020 sẽ là một năm thật khác, tươi sáng và tích cực hơn. Thật đáng tiếc mong muốn và hiện thực giống như hai mặt của một con dao, chưa bao giờ song song cùng tồn tại với nhau. Những ngày cuối tháng 3 đối với dư luận Hàn Quốc cũng như toàn châu Á dịch công chứng mà nói sẽ là những ngày không thể quên khi vụ việc chưa từng có trong lịch sử mang tên " Phòng chat thứ N " bị đưa ra ánh sáng.

Hoạt động với mục đích chia sẻ các clip sex nhưng bệnh hoạn và đáng sợ hơn thế, "phòng chat thứ N" với hơn 260.000 thành viên còn là nơi phát tán, buôn bán các clip bạo lực tình dục (hiếp dâm, tra tấn), là nơi ẩn náu tống tiền, là "hang ổ" cướp đi thanh xuân và danh dự của 74 cô gái hoàn toàn vô tội. Kinh khủng hơn, theo những thông tin mới nhất "phòng chat thứ N" còn quy tụ rất nhiều nghệ sĩ, vận động viên, CEO nổi tiếng và thậm chí cả giáo sư cũng tham gia.

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 3.

"Phòng chat thứ N" - địa ngục hủy hoại tuổi trẻ của rất nhiều cô gái.

Không ai có thể ngờ được bê bối được gọi là "thảm kịch" của năm 2019 một lần nữa tái diễn, tái diễn một cách đau đớn và đầy nhức nhối. Ngày 19/3, khi những hình ảnh về kẻ cầm đầu "phòng chat thứ N" Cho Joo Bin (hay còn được biết đến với bí danh Baksa) được tung ra, khi gương mặt bình thản đến lạnh lùng của y xuất hiện trên khắp phương tiện đại chúng dù cánh tay vẫn chôn chặt chiếc còng sắt lạnh băng, tất cả chúng ta đều có chung một cảm xúc: DỰNG TÓC GÁY!

Trước vành móng ngựa, Cho Joo Bin dõng dạc tuyên bố cảm ơn công chúng đã giúp y kết thúc chuỗi ngày "sống như ác quỷ". Câu trả lời cùng thái độ ngạo nghễ không giống như người đã nhận ra sai lầm của Cho Joo Bin khiến bất kì ai cũng phải bàng hoàng đến phẫn nộ.

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 4.

Gương mặt chẳng có chút gì hối lỗi của Cho Joo Bin - kẻ cầm đầu "phòng chat thứ N" trước vành móng ngựa khiến bất kì ai cũng phải rùng mình.

Kẻ cầm đầu luôn là kẻ sở hữu vũ khí sắc nhất, bén nhất. Vũ khí khi đã được mài gọt ắt cần một công cụ phù hợp tương tự để tiến hành kế hoạch. Ở đây chatroom, những phòng chat online chính là công cụ đắc lực như thế để các tên tội phạm công nghệ số có cơ hội lộng hành, thực hiện hành vi tội ác của mình.


Phòng chat, nhóm chat online - Nơi chứng kiến sự suy đồi đạo đức của biết bao kẻ bệnh hoạn, trong đó có cả nghệ sĩ

Trong tiềm thức của những người trẻ như chúng ta, phòng chat, những nhóm trò chuyện đơn thuần chỉ xuất phát từ mong muốn gắn kết, sẻ chia giữa những người có cùng mục đích, sở thích lành mạnh với nhau. Tuy nhiên, xét ở góc nhìn thực tế, khi mà thời đại mạng xã hội phát triển như vũ bão, các nhóm chat giao lưu trực tuyến cũng vì thế mà biến đổi muôn hình vạn trạng. Biến đổi đến mức mà khi chúng ta giật mình nhìn lại, cái gọi là giao lưu – gắn kết sở thích đơn thuần ấy đã đi ra khỏi ranh giới, vượt xa giới hạn đạo đức cơ bản của con người.

Không còn ý nghĩa trong sáng như ban đầu, giờ đây phòng chat không chỉ là công cụ hữu hiệu giúp truyền bá các văn hóa phẩm đồi trụy mà đằng sau đó cả một bộ máy tệ nạn, nơi những kẻ đầu sỏ mua dâm bán dâm, kinh doanh dựa trên nỗi sợ hãi và đau đớn của người khác. Năm 2019, hàng loạt thực tập sinh, thần tượng nữ bị nghi ngờ có mặt trong danh sách clip quay lén gây chấn động của Jung Joon Young, trưởng nhóm TWICE - Jihyo thậm chí đã bật khóc nức nở khi tin đồn về cô tràn ngập khắp mạng xã hội. Cũng vào năm 2019, Burning Sun khiến bao người hoảng hồn bởi đằng sau tấm áo khoác mang tên "cơ sở vui chơi dành cho giới trẻ" là các hoạt động rửa tiền, tàng trữ ma túy, dắt gái và môi giới mại dâm phi pháp, đây cũng được xem là nơi các thần tượng kém nổi có thể bán tình để đổi lấy địa vị và danh tiếng.

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 6.
Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 7.

Đến năm 2020, tội phạm tình dục tiếp tục trở thành nỗi ám ảnh không gì kể siết đối với các cô gái trẻ, Cho Joo Bin - kẻ cầm đầu "phòng chat thứ N' được điều tra rằng có mối quan hệ mật thiết với giới chính trị gia và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng Kbiz. Thông tin gây rúng động này khiến bao người hoang mang và hoảng sợ, đặc biệt đối với thần tượng nữ. Được biết, trước đó hàng loạt nữ idol từng bị tổ chức này đưa vào tầm ngắm bằng cách theo đuôi trên Instagram từ năm 2018. Với những bất lợi về việc thông tin cá nhân bị lộ và dễ dàng mua trong chợ đen với mức giá bèo bọt, việc họ lo lắng, bất an là hoàn toàn có cơ sở.

Không dừng lại ở đó, Cho Joo Bin còn dính líu đến hoạt động mua bán dâm ở trẻ vị thành niên, trẻ mẫu giáo. Trong bài phỏng vấn với nạn nhân của vụ án, công chúng vừa đau lòng vừa xót xa không nguôi trước lời tâm sự của cô bé học sinh về địa ngục mang tên "Phòng chat thứ N":

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 8.

Nỗi ám ảnh đau đớn về phòng chat địa ngục cứ thể bủa vây lấy các cô gái, nữ sinh trẻ.

Khởi sinh từ ham muốn tình dục đơn thuần cho đến hành vi đồng lõa, tiếp tay cho hoạt động mua bán clip dâm dục, có lẽ những người tham gia nhóm chat chẳng thể tưởng tượng được mình đã trượt xa lắm khỏi ranh giới thiện ác, giữa cái đúng và cái sai. Chúng ta thấu hiểu, phần "con" thuộc về bản năng, phần "người" thuộc về bản lĩnh, rõ ràng so với việc kiềm chế hay tự giải tỏa thì một lần nhấp chuột vào các đường link đen kích thích và gợi hứng thú hơn nhiều.

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 9.

Từ một nơi giao lưu lành mạnh, phòng chat giờ đây trở thành công cụ để nhiều người, nhiều cá nhân thực hiện hành vi bại hoại trái đạo đức.

Không ai có quyền phán xét việc xem các clip sex, 18+ là sai, nhưng xem nó dưới hình thức nào, bằng cách nào lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Giống như chatroom, các phòng/nhóm chat, lập ra với mục đích giao lưu sở thích là hoàn toàn bình thường, chúng chỉ trở nên bất bình thường, là phạm pháp và trái đạo đức khi ở đó chia sẻ những video bại hoại, vô nhân tính.

Trong vụ việc phát tán clip quay lén gây rúng động toàn châu Á của Jung Joon Young năm nào hay mới đây nhất là "phòng chat thứ N", kẻ cầm đầu luôn có những người "ngưu tầm ngưu" hậu thuẫn đằng sau. Với Jung Joon Young chính là sự cho phép từ những người bạn, họ đồng ý để y có thể thoải mái chia sẻ những điều y thích bởi có lẽ chính bản thân họ cũng có niềm khoái cảm tương tự. Những kẻ trong "phòng chat thứ N" cũng thế, để tham gia làm hội viên và xem được những video toàn những điều bại hoại đạo đức này, người dùng phải chi trả số tiền từ 250.000 won (khoảng 4,7 triệu đồng) cho tới 1.550.000 won (29 triệu đồng).

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 10.

Để được click chuột vào những video "đặc biệt", người dùng phải trả một khoản phí

Cán cân cung-cầu giữa kẻ cho và người nhận không hề biết nói dối, lòng người, sự tin tưởng cơ bản giữa con người với con người cũng tuyệt đối không biết nói dối. Giờ đây không một ai có thể mạnh miệng bảo vệ người mình rất mực thương rằng anh ấy vô tội, anh ấy hoàn toàn trong sạch. Giống như một nghệ sĩ từng nói "giới giải trí giống như một vương quốc động vật", xã hội loài người cũng tương tự như thế, không ai có thể biết nghệ sĩ mình yêu mến, người mình từng ngưỡng mộ rồi sẽ ở chọn phần "người" hay ngậm ngùi để phần "con" chiếm hữu. Không một ai có thể biết...

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 11.

"Khởi đầu là tình dục - kết thúc là tù ngục". Đây đã phải là kết thúc hay chỉ là khởi đầu cho những "phòng chat" tai tiếng, cho những thương vụ mua bán tình tiền bại hoại trái đạo đức khác?

Điểm chung của tất cả những vụ án liên quan đến tình dục, vì tình dục mà hành động bại hoại trái đạo đức như vụ phát tán clip quay lén của Jung Joon Young, hoạt động mua bán dâm ở Burning Sun hay vụ việc "Phòng chat thứ N" như đã nói ở trên đều dựa vào cán cân cung – cầu. Khi một bên lệch, cán cân tự khắc đi ra khỏi quỹ đạo thông thường.

Chúng ta không thể thay đổi cán cân ấy nhưng rõ ràng chúng ta có thể dùng nhiều hơn một hành động. Ngày 23/3, ngay khi thông tin về vụ việc "Phòng chat thứ N" nổ ra, đã có hàng triệu người kí đơn đề nghị cảnh sát công bố danh tính kẻ cầm đầu cũng như tất cả những người sử dụng dịch vụ của "Phòng chat thứ N" thông qua bản kiến nghị gửi lên Nhà Xanh. Hơn 30 ngôi sao Hàn Quốc đã kí đơn và chia sẻ rộng khắp trên mạng xã hội, tạo thành làn sóng bảo vệ cái thiện, chống cái ác lớn chưa từng có.

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 13.

Hàng loạt ngôi sao đã kí tên vào bản kiến nghị gửi đến nhà xanh, yêu cầu công khai danh tính kẻ cầm đầu cũng như những người sử dụng dịch vụ của hắn.

"Khởi đầu là tình dục - kết thúc là tù ngục" hãy cùng nhau hành động để rồi pháp luật, công lý "của thiên trả địa" cho những hành vi tội ác không gì có thể dung thứ được ấy. Chúng ta đang sống trong một xã hội bình đẳng và văn minh, quyền lợi nằm trong tay người dân. Bởi vậy, hãy hành động để tội ác không có cơ hội được tái diễn với bất kì ai, bất kì cá nhân nào nữa.

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 14.

Xin hãy hành động để pháp luật "của thiên trả địa" cho những người có tội.

Khởi đầu là tình dục, kết thúc là tù ngục: Đằng sau văn hóa chatroom bệnh hoạn là bóng tối bao trùm xứ Hàn và địa ngục cuộc đời hàng trăm nạn nhân - Ảnh 15.

Được biết cho đến thời điểm hiện tại, chính phủ Hàn Quốc đã bắt tay hợp tác với cục điều tra Liên Bang Mỹ FBI để đẩy nhanh quá trình điều tra vụ án tình dục lớn chưa từng có này.

Không ngờ "Ký ức vui vẻ" lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình

Sau hơn 1 năm điều trị bệnh ung thư phổi, Mai Phương đã quay trở lại với công việc khi tham gia các chương trình, dự án nhỏ lẻ. Tuy nhiên từ cuối năm 2019, nữ diễn viên phải tái nhập viện để điều trị do bệnh tình trở nặng. Cho tới mới đây, một người bạn của Mai Phương đã chia sẻ hình ảnh của cô trong bệnh viện, kèm chia sẻ tiết lộ tình hình sức khoẻ nữ diễn viên.

Mặc dù trong bức ảnh, nữ diễn viên nở nụ cười tươi tắn nhưng theo người bạn này tiết lộ, hiện sức khoẻ của cô đang rất yếu và đau đớn sau mỗi lần vào thuốc. Mới đây nhất, trên trang cá nhân của Trịnh Kim Chi, nữ diễn viên thông báo rằng Mai Phương đã qua đời vào ngày 28/3.

Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 2.

Hình ảnh gần đây của Mai Phương trong bệnh viện được một người bạn chia sẻ

Được biết, lần cuối cùng mà khán giả còn được gặp Mai Phương trên sóng truyền hình là ở chương trình " Ký ức vui vẻ " vào năm ngoái. Sau thời gian dài điều trị bệnh, nữ diễn viên quay trở dịch công chứng lại với công việc bằng buổi ghi hình vào ngày 27/9. Đại diện ê-kíp sản xuất chương trình cũng cho biết Mai Phương tỏ ra hào hứng và vui vẻ trong suốt buổi ghi hình.

Tuy nhiên, khi tập phim này lên sóng, Mai Phương đã làm khán giả không khỏi lo lắng cho tình hình sức khoẻ của cô vì giọng nói rất run, hơi thở yếu và sắc mặt khá nhợt nhạt. Khi MC Lại Văn Sâm hỏi: "Bây giờ sức khoẻ của Mai Phương tốt hơn chưa?". Nữ diễn viên mau chóng trả lời: "Tôi vẫn đang chiến đấu và sẽ cố gắng hết mình". Câu nói này cùng nụ cười tươi rói của Mai Phương đã làm tất cả khách mời, khán giả có mặt trong trường quay đều vô cùng xúc động.

Sau khi quay hình, nữ diễn viên cũng hạn chế nhận show để tập trung dưỡng bệnh.

Mai Phương nói chuyện run rẩy, yếu ớt trên sóng truyền hình

Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 4.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 5.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 6.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 7.

Mai Phương quay hình cho "Ký ức vui vẻ" vào ngày 27/9/2019

"Ký ức vui vẻ" là chương trình giúp khán giả được gặp lại nhiều nghệ sĩ gắn liền với hồi ức của các thế hệ khán giả. 3 cố nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín, Lê Bình và Anh Vũ cũng từng tham gia chương trình ý nghĩa này và gợi lại nhiều ký ức trong lòng người xem. Chỉ tiếc rằng, đây cũng là lần xuất hiện cuối cùng của 3 nghệ sĩ tài năng này trên sóng truyền hình khi cả 3 đã qua đời vào năm 2019.

Mã nguồn của GPU cho PS5 và Xbox Series X bị đánh cắp và đưa lên Github

Mã nguồn của GPU cho PS5 và Xbox Series X bị đánh cắp và đưa lên Github - Ảnh 1.

Thứ Năm vừa qua, AMD đã phải đưa ra phát ngôn chính thức về sở hữu trí tuệ bị đánh cắp hồi tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, chi tiết về việc cái gì bị ăn trộm và ai là thủ phạm thì khá mập mờ. Tuy nhiên, AMD đã và đang gửi hàng loạt yêu cầu gỡ bỏ theo Luật bảo vệ bản quyền kỹ thuật số (DCMA) tới Github. Vì vậy, mã nguồn GPU RDNA2 của AMD, vi xử lý đồ họa được sử dụng trên thế hệ console next gen, đã được Github gỡ bỏ ngay lập tức.

Theo Torrentfreak, AMD bắt đầu gửi yêu cầu gỡ bỏ từ thứ Tư sau khi phát hiện ra một hacker đã liên tục truy cập được vào hệ thống của AMD, mò được ra mã nguồn nhiều dòng GPU bao gồm Navi 10 và Navi 21 rồi đăng tải lên Github. Những mà nguồn bị lộ có thể bao gồm của RDNA2.

Mã nguồn của GPU cho PS5 và Xbox Series X bị đánh cắp và đưa lên Github - Ảnh 2.

Torrentfreak cũng dịch công chứng đã trao đổi với hacker, người cho rằng những thứ cô phát tán có giá trị lên tới 100 triệu USD. Trong bài đăng trên Github của mình, nữ hacker này cũng ngỏ ý rằng nhóm của cô đang cần tìm người mua những mã nguồn kia với giá cô đã nói ở trên. Trường hợp xấu nhất là không ai có nhu cầu thì họ sẽ tung hê hết tất cả những thông tin mình đã đánh cắp được. Trước khi AMD kịp gửi yêu cầu gỡ bỏ cho Github thì đã có ít nhất 4 người kịp copy và đăng lên Git của mình.

Nữ hacker cũng nói thêm: "Thực ra chúng tôi vô tình tìm thấy những mã nguồn này trong một máy chủ không được bảo vệ của AMD thông qua lỗ hổng bảo mật. Tôi tưởng những thứ quan trọng thế này phải được bảo vệ một cách tử tế và được mã hóa kinh khủng lắm. Tôi vẫn chưa nói chuyện với AMD bởi tôi biết chắc rằng thay vì nhận lỗi thì họ sẽ quay ra kiện chúng tôi. Thế nên tại sao không tung ra cho tất cả mọi người cùng xem".

Theo nhiều nguồn thông tin thì ngoài Github, mã nguồn GPU của AMD đã được đưa lên nhiều nơi khác như GitLab cũng như tải về. Bài học đưa ra là trong thời đại internet, một khi đã bị lộ cái gì trên mạng thì khó mà xóa đi được.

Lý do khiến số ca tử vong vì covid-19 của Ý cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc

Ý đã báo cáo số người chết nhiều hơn gấp đôi so với Trung Quốc - quốc gia đầu tiên xuất hiện loại virus này vào cuối năm 2019. Tính đến nay, đã có hơn 9.000 trường hợp tử vong ở Ý, so với con số 3.295 ở Trung Quốc, theo dữ liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp.

Đồng thời, số người chết ở Tây Ban Nha đã tăng mạnh trong những ngày gần đây và hiện tại đang ở mức hơn 5.000 - cũng cao hơn đáng kể so với Trung Quốc. Những con số đáng lo ngại đã đặt ra câu hỏi về những yếu tố nào khiến những quốc gia châu Âu này có tỷ lệ tử vong khủng khiếp như vậy.

Hai chuyên gia y tế đã chia sẻ với CNBC một số lý do dưới dây.

Lý do khiến số ca tử vong vì covid-19 của Ý cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc - Ảnh 1.

Phản ứng chậm chạp

"Sự lây lan đã diễn ra trên diện rộng trước khi mọi người nhận thức được sự có mặt của virus này", Alexander Edwards, một chuyên gia dịch công chứng về miễn dịch học của Đại học Reading, đã trao đổi với CNBC hôm thứ Năm về tình hình ở Ý.

Ông giải thích rằng ở hầu hết các nước châu Âu, người ta cho rằng dịch bùng phát "là một vấn đề ở nơi nào đó", và thái độ ban đầu này đã dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của virus ở những nơi như Ý và Tây Ban Nha.

Khu vực Vũ Hán Trung Quốc, nơi bắt nguồn của virus, đã cách ly khỏi phần còn lại của thế giới kể từ giữa tháng 1. Khu vực này sẽ dỡ bỏ một phần phong tỏa vào đầu tháng Tư, do không có trường hợp mới nào được báo cáo trong những ngày qua.

Việc phong tỏa nghiêm ngặt dường như đã có tác động tích cực, tuy nhiên vào thời điểm đó, quyết định buộc 11 triệu người dân phải ở nhà dường như quá quyết liệt với nhiều người, và không có gì đảm bảo cho sự thành công.

Ý đã thực hiện các biện pháp phong tỏa lần đầu tiên vào cuối tháng 2, tại 11 thành phố ở phía bắc của đất nước. Một cuộc phong tỏa trên toàn quốc chỉ được công bố vào ngày 9 tháng 3. "Ý chậm hơn một chút", ông Ed Edwards cho biết.

Năng lực xét nghiệm

Tỷ lệ tử vong cũng liên quan đến số lượng người đang được xét nghiệm virus, Michael Tildesley, một nhà dịch tễ học tại Đại học Warwick cho biết. Về cơ bản, càng nhiều người được kiểm tra, cơ quan chức năng càng có thể phản ứng tốt hơn.

Kết quả là ở những nơi mà nhiều người đang được xét nghiệm với tốc độ nhanh chóng, chẳng hạn như Trung Quốc, số người chết sẽ không cao như ở Ý và Tây Ban Nha, nơi chỉ có những công dân xuất hiện triệu chứng của virus corona mới được xét nghiệm.

Edwards nói thêm rằng ở Trung Quốc, những người nhiễm virus được xác định nhanh chóng và bị cách ly trong hệ thống y tế, thay vì ở nhà - trong khi đó là những gì đã xảy ra ở Ý.

Dân số

Theo Edwards, có một "sự kết hợp nhân đôi của các yếu tố rủi ro". Ông giải thích rằng nhóm người đầu tiên bị virus tấn công ở nước này là người già.

Dữ liệu của OECD cho thấy Ý có tỷ lệ dân số già cao thứ hai trên thế giới, sau Nhật Bản. Những người trên 60 tuổi được cho là có nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm trọng từ virus.

"Chủ nhật hàng tuần, người Ý trẻ tuổi thường đi gặp ông bà, họ hôn nhau, đến nhà thờ hoặc dùng bữa cùng nhau", chuyên gia Ed nói thêm rằng việc tiếp xúc với người già đã lan truyền virus trên khắp nước Ý.

Mặc dù Tây Ban Nha không có tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới, covid-19 cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới nhóm tuổi này. Dữ liệu từ chính phủ Tây Ban Nha đã chỉ ra rằng các nhóm tuổi có số lượng ca mắc nhiều nhất là: 50-59; 70-79; và trên 80.

Ngoài ra, Tây Ban Nha có một nền văn hóa gia đình tương tự như Ý, mà theo các chuyên gia cho thấy rằng sự tiếp xúc thân mật giữa thanh niên và người già đã góp phần khiến cho số người chết tăng nhanh hơn.

"Một phần nguyên nhân cũng đến từ yếu tố văn hóa", từ ông Tildesley, từ Đại học Warwick, cho biết thêm rằng Trung Quốc đã cho thấy mức độ tuân thủ cao hơn đối với các biện pháp phong tỏa so với châu Âu.

Cuối cùng, đã có một số ý kiến ​​cho rằng sự khác biệt trong các loại thuốc được sử dụng ở châu Âu, so với Trung Quốc, có thể có tác động đến tỷ lệ tử vong do virus. Tuy nhiên, Edwards cho biết thật khó để nói liệu sự khác biệt giữa thuốc Đông Y và Tây Y có phải là một yếu tố không.

Dịch COVID-19: Kinh tế, sức khỏe người dân và nguy cơ về một cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ

Cuộc Đại khủng hoảng tại Mỹ (năm 1929- 1933) bắt đầu bằng việc thị trường chứng khoán lao dốc đã gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, suy giảm sản lượng kinh tế, gây tâm trạng bất an cho cả 1 thế hệ.

Nó đã tái định hình nước Mỹ, dịch chuyển dòng người di cư, sản sinh các dòng nhạc, trường phái hội họa và văn học mới. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Franklin Roosevelt, cuộc đại khủng hoảng cũng tạo ra một loạt chương dịch công chứng trình phúc lợi xã hội mới như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội nghỉ hưu, và bảo hiểm tiền gửi ngân hàng.

Sự lây lan nhanh chóng và chưa từng có tiền lệ của virus corona đang khiến người ta liên tưởng tới cuộc Đại khủng hoảng này do dự báo sự tăng đột biết số lượng người mất việc và sự sụt giảm đáng kể sản lượng kinh tế giống như những gì diễn ra hồi năm 1930.

Nhưng để cuộc khủng hoảng thực sự xảy ra, một loạt các con số kỉ lục sẽ phải xuất hiện trong những tuần tới: ví dụ như hàng triệu người mất việc làm, sụt giảm tổng sản lượng kinh tế ở mức 2 con số trên quy mô lớn và kéo dài trong nhiều năm, chứ không phải nhiều tháng.

Ông Bernard Baumohl, trưởng kinh tế toàn cầu của tổ chức Economic Outlook Group, nói: "Không có một định nghĩa rõ ràng về đại khủng hoảng nhưng chắc chắn nó rất khác về mức độ và quy mô so với 1 cuộc suy thoái". Lấy ví dụ về cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ mất 20% số việc làm trong 3 năm, gấp 4 lần con số việc làm mất đi trong cuộc Đại suy thoái 2007-2009.

Trong 4 năm của cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ giảm 1/3 sản lượng kinh tế. Mặc dù một số nhà kinh tế nghĩ rằng nước Mỹ dự đoán chính xác sản lượng từ tháng 4- tháng 6 sụt giảm ít nhất 14%, hiếm ai nghĩ rằng sự sụt giảm này kéo dài trong nhiều năm.

Chi tiêu công cũng là 1 nhân tố. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến, nên khoản tiền chính phủ phải hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân rất lớn. Những biện pháp bình ổn này tỏ ra có tác dụng hiệu quả trong các kỳ suy thoái trước.

Các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sẽ góp phần vào sự hình thành cuộc Đại khủng hoảng. Sự thất bại của FED trong việc ngăn các ngân hàng phá sản cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình.

Thời điểm này, FED và các ngân hàng trung ương của các nước đã nhanh chóng thông qua các gói cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt và thực thi các chính sách mới nhằm giảm nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và giảm bớt tình trạng sa thải hàng loạt.

Bước quan trọng tiếp theo là các nhà kinh tế học và những người làm chính sách cần cải thiện hệ thống chăm sóc y tế công tại Mỹ.

Các chuyên gia y tế nói rằng các quy định không thống nhất giữa các bang và phản ứng chậm chạp của chính phủ có thể khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng hơn.

Việc tổng thống Donald Trump mong muốn sớm hồi sinh nền kinh tế cũng có thể tạo ra các rủi ro.

Theo nghiên cứu của Tạp chí khoa học công Lancet dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, việc dỡ bỏ các quy định phong tỏa quá sớm có thể tạo ra dịch bệnh bùng phát lần thứ hai.

Số người thương vong càng lớn, dịch bệnh kéo dài càng lâu thì nền kinh tế càng bị thiệt hại nhiều. "Cần khống chế dịch bệnh trước rồi mới tính đến các hoạt động kinh tế được," chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu.

Bố Mai Phương nói về con gái trong những ngày cuối đời: "Phương tàn tạ lắm rồi, không có ngày nào là không bị đau"

Vào tối hôm nay 28/3, trên Facebook của nghệ sĩ Trịnh Kim Chi thông báo với truyền thông tin tức chấn động:  nữ diễn viên Mai Phương  đã qua đời. Nguyên nhân là do tình trạng bệnh ung thư phổi của cố nghệ sĩ trở nặng. Sự ra đi đột ngột của nghệ sĩ Mai Phương khiến người dịch công chứng hâm mộ không khỏi tiếc thương, bạn bè, người thân cầu nguyện cho nữ diễn viên được an nghỉ, hi vọng cô sẽ bình yên mà không còn phải chịu bất cứ sự đớn đau nào nữa.

Bố của Mai Phương cũng xót xa chia sẻ về con gái như sau: "Thời gian gần đây Mai Phương thường xuyên bị đau quằn quại, Phương tàn tạ lắm rồi. Không có ngày nào Phương không bị đau".  Đồng thời, ông cũng cho biết thêm rằng phía gia đình bàn tính sẽ không để lâu, khoảng 2 ngày nữa thi thể của diễn viên Mai Phương sẽ được hoả táng.  Hiện gia đình Mai Phương đang chuẩn bị tang lễ, mọi thông tin sẽ được cập nhật sớm.

Bố Mai Phương nói về con gái trong những ngày cuối đời: Phương tàn tạ lắm rồi, không có ngày nào là không bị đau - Ảnh 2.

Mai Phương bên bố mẹ và con gái Lavie trong bữa tiệc nhỏ.

Bố Mai Phương nói về con gái trong những ngày cuối đời: Phương tàn tạ lắm rồi, không có ngày nào là không bị đau - Ảnh 3.

Hình ảnh cố nghệ sĩ Mai Phương chống chọi trên giường bệnh.

Bố Mai Phương nói về con gái trong những ngày cuối đời: Phương tàn tạ lắm rồi, không có ngày nào là không bị đau - Ảnh 4.

Trong bất kì hoàn cảnh nào, cô cũng luôn mỉm cười.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt?

Mỹ vừa chính thức trở thành ổ dịch đông bệnh nhân nhất thế giới, nhưng bệnh viện nước này không có đủ máy thở - thiết bị y tế quyết định sự dịch công chứng sống của những bệnh nhân đang mang Covid-19 trong người. Báo cáo hồi tháng Hai cho thấy các bệnh viện Hoa Kỳ có khoảng 160.000 máy thở, 8.900 máy đang trong kho trực chờ ngày cấp bách. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng trong tình cảnh cấp bách, nhà cầm quyền tại New York liên tục đưa cảnh báo rằng bang này đang đứng bên bờ vực thiếu thốn vật tư y tế trầm trọng.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 1.

Theo phân tích của bác sĩ James Lawler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và sức khỏe cộng đồng tới từ Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Nebraska, thì khoảng 1 triệu người Mỹ sẽ cần máy thở trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phân tích của Lawler không kèm mốc thời gian, nên có thể con số 1 triệu người không có nghĩa rằng họ sẽ cần thở máy cùng một lúc.

Nhân lúc máy thở đang trở thành trọng tâm sản xuất cũng như cứu cánh cho người nhiễm Covid-19, ta hãy tìm hiểu chút về nó.

Đây là cách máy thở hoạt động

Một vài bệnh nhân Covid-19 thở gấp và khó thở, họ phải cần tới sự trợ giúp của máy móc để hô hấp. Máy thở có nhiều hình dáng, nhưng thông thường có hình hộp chữ nhật, với đường ống truyền không khí từ máy vào phổi bệnh nhân. Chúng có thể giúp việc hô hấp dễ dàng hơn.

Về cơ bản, máy thở thổi không khí vào phổi bạn, hỗ trợ hoạt động thở tự nhiên ”, bác sĩ Nicholas Hill tới từ Đại học Y Tufts nói.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 2.

Người bệnh sẽ mang một trong hai loại suy hô hấp sau đây:

Đầu tiên là suy hô hấp tăng anhydrit cacbonic huyết, là khi không khí không vào phổi đủ và CO2 tích tụ tới mức quá tải. Để giúp bệnh nhân dạng này hô hấp, bác sĩ không cần tới máy thở đưa trực tiếp không khí vào phổi mà chỉ cần mặt nạ là đủ.

Loại thứ hai có tên suy hô hấp giảm oxy huyết; đúng như tên gọi của nó, đó là khi hô hấp khó khăn và máu không nhận được đủ lượng oxy. Loại suy hô hấp này có thể gây ảnh hưởng tới phổi, và con virus SARS-CoV-2 cũng gây nên những tổn thương phổi tương tự.

Khi suy hô hấp diễn ra, phổi sẽ sưng tấy và xuất hiện dịch ứ đọng, khiến phổi khó hoạt động bình thường.

Chúng tôi điều trị những biểu hiện bệnh trên bằng việc đưa thêm oxy vào phổi bệnh nhân ”, bác sĩ Hill nói. “ Chúng tôi có thể truyền cho bạn 100% oxy để đẩy mức oxy trong máu lên cao, nhưng cũng phải rất cẩn thận vì oxy nguyên chất có thể gây hại ”.

Giải quyết tình trạng thiếu thốn máy thở

New York đang là bang có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất, số máy thở có tại đây vẫn đủ để duy trì sự sống trong hơn 800 ca nhiễm. Tuy nhiên, theo ước tính của nhà cầm quyền địa phương, bang này sẽ cần tới 30.000 máy thở để sử dụng khi số ca nhiễm virus có thể đạt đỉnh trong vài tuần tới.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 3.

Có nơi đề xuất sử dụng một máy thở cho hay bệnh nhân nếu tình hình thiếu hụt tiếp tục diễn ra. Việc này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, vì máy thở được thiết kế để hỗ trợ hô hấp cho một bệnh nhân duy nhất. Trong trường hợp cấp bách, hai bệnh nhân phải dùng chung một máy thì họ phải có thể tích phổi và kích cỡ cơ thể tương đương thì mới mong hiệu quả được.

Theo lời bác sĩ Hill, việc hai bệnh nhân chung một máy thở rất liều lĩnh, nên cách giải quyết tốt nhất là tập trung sản xuất máy thở để cứu được càng nhiều người càng tốt. Thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô đã tham gia sản xuất máy thở, điển hình là hãng xe điện Tesla của Elon Musk.

Ngoài ra, việc nhập khẩu máy thở từ Trung Quốc cũng là một phương pháp hay. Đất nước tỷ dân đã bắt đầu khống chế được đại dịch, một số đơn vị sản xuất cũng thừa thiết bị y tế, sẵn sàng bán lại cho những nước đang cần. Cũng lại lấy Elon Musk ra làm ví dụ: hôm vừa rồi, ông đã đặt mua 1.255 máy và đã tặng miễn phí 1.000 thiết bị cho các bệnh viện tại bang California, 255 máy thở còn lại sẽ được lắp cho những nơi cần kíp.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 4.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai: ‘Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất’

- Tới sáng 28/3, có 8 bệnh nhân Covid-19 liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai. Ông đánh giá thế nào về nguy cơ lây nhiễm tại bệnh viện hiện nay?

Đứng về góc độ dịch tễ, Bệnh viện Bạch Mai có thể coi là một điểm có nguy cơ lây nhiễm cao nên những người từng tới bệnh viện trong 14 ngày đều sẽ có nguy cơ. Vì vậy việc điều tra dịch tễ, tuân thủ cách ly là hết sức cần thiết.

Khi dịch bắt đầu có yếu tố cộng đồng, bệnh viện đã tiên lượng ngay khối y tế sẽ tổn thương đầu tiên vì tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày. Có trường hợp bệnh nhân bị sốt, có triệu chứng đến bệnh viện. Song cũng có những người mang virus và không có triệu chứng đến khám bệnh khác hoặc đi theo người nhà. Vì vậy chúng tôi đã cảnh giác nhưng không thể tránh khỏi nguy cơ vì vẫn phải tiếp xúc và chăm sóc cho bệnh nhân hàng ngày.

Bệnh viện Bạch Mai sáng 28/3 đã dừng tiếp nhận bệnh nhân. Ảnh: Giang Huy.

Bệnh viện Bạch Mai sáng 28/3 đã dừng tiếp nhận bệnh nhân. Ảnh: Giang Huy.

- Tình hình hiện tại Biên phiên dịch của bệnh viện như thế nào?

Hiện chúng tôi đã ngừng toàn bộ việc tiếp nhận bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Chúng tôi cũng dừng các hoạt động cấp cứu, gửi công văn tới các tuyến dưới yêu cầu chuyển bệnh nhân tới nơi khác điều trị thay vì Bạch Mai.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng kịch bản ở nhiều cấp độ để chống dịch nên không bối rối, hoảng loạn khi có trường hợp dương tính. Chúng tôi đã chủ động giảm các chương trình tái khám và hạn chế người đến khám. Bây giờ sự việc nóng lên thì ngừng khám.

Chúng tôi cũng chuẩn bị kế hoạch cách ly nhân viên y tế nghi nhiễm, chuẩn bị chỗ ở cho nhân viên, sau đó tập trung vật tư, nguyên vật liệu để kiện toàn chống dịch. Ví dụ chúng tôi chuẩn bị khu ung bướu để nhân viên nghỉ, nhà 9 tầng để điều trị cho các bệnh nhân, phân công cụ thể người tham gia các tua trực 4 kíp 5 ca, chỉ định trưởng tua, phó tua, đã lên kịch bản chi tiết đến từng con người.

Cũng nhờ việc đã chủ động chuẩn bị các tình huống ứng phó nên chúng tôi đã hành động ngay khi có nhân viên y tế nhiễm như cách ly nhanh 160 nhân viên y tế tiếp xúc gần bệnh nhân dương tính.

Sau khi phát hiện bệnh nhân 133, khoa Thần kinh bị cách ly chỉ trong vòng 6 tiếng đồng hồ buổi đêm. Tất cả y bác sĩ đang ở nhà phải tới bệnh viện để cách ly và làm xét nghiệm. Bệnh viện phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội phân loại người phải cách ly về mặt dịch tễ và ngay lập tức cung cấp các nhu yếu phẩm để cho họ yên tâm cách ly.

Chúng tôi đóng cửa nhà tang lễ, chỉ duy trì căng tin để phục vụ bệnh nhân và người nhà đang ở trong bệnh viện, đóng cửa các hiệu thuốc. Các nhân viên y tế trực chiến tại viện phải đeo khẩu trang và có đồ bảo hộ.

Bệnh viện cũng thắt chặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, ví dụ hướng dẫn quy trình đi lại, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm khi xử lý rác thải y tế, các bàn bệnh phòng có nguy cơ được lau khử khuẩn 6 lần một ngày thay vì 3 lần một ngày như trước kia. Tất cả phải sạch sẽ hơn, bắt buộc ai lưu thông trong bệnh viện phải đeo khẩu trang...

Một số khoa đưa thêm các giải pháp chống nhiễm khuẩn. Ví dụ như ở khoa Nhi ,tất cả tay nắm cửa có bọc vải đã tẩm cồn thay vì phải lau rửa nhiều lần do có những người quên rửa tay và miếng vải đó được thay thường xuyên. Có khoa làm miếng nhựa cản giọt bắn để hạn chế lây nhiễm... xuất phát từ nhu cầu thực tế.

Nếu không có kịch bản tốt và chuẩn bị kỹ thì chắc chúng tôi "vỡ trận" rồi.

Bác sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai tại phòng làm việc riêng ngày 27/3. Ảnh: Giang Huy.

Bác sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai tại phòng làm việc riêng ngày 27/3. Ảnh: Giang Huy.

- Việc lấy mẫu xét nghiệm các nhân viên y tế, bệnh nhân tại bệnh viện đang được triển khai tới đâu?

Với tình hình hiện nay, mọi người buộc phải thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện, cách ly kịp thời các trường hợp mắc Covid-19 để tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

Xét nghiệm cũng là cách khách quan, khoa học và chính xác nhất để làm rõ mức độ nguy hiểm của Bạch Mai hiện nay với cộng đồng.

Chúng tôi đã lấy 4.300 mẫu xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên y tế và bệnh nhân, tiếp tục mở rộng thêm người nhà, người làm công trong bệnh viện. Do khối lượng xét nghiệm quá lớn, không có labo nào đảm đương hết được. Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống xét nghiệm tiếp sức cho Bạch Mai để nhanh chóng có kết quả và kết luận.

- Bệnh viện gặp khó khăn gì khi bị xáo trộn, phải cách ly số lượng lớn nhân viên y tế?

- Hiện các nhân viên bệnh viện rất nỗ lực và tuân thủ cách ly chặt chẽ về mặt dịch tễ. Trong thời gian qua, có nhiều tình nguyện viên đi làm không có lương nhưng vẫn đóng góp cho bệnh viện. Họ cũng được chúng tôi đảm bảo một số nhu cầu và hỗ trợ tiền mặt, song những đãi ngộ vật chất vào thời điểm này không thể so sánh với lương tâm nghề nghiệp của họ.

Cũng có một số khó khăn xảy ra khi chúng tôi phải cách ly nhiều người. Ví dụ nhiều nhân viên y tế là phụ nữ nên các vấn đề phụ nữ cũng cần được bệnh viện lập kế hoạch xử lý, chuẩn bị từng đồ dùng cá nhân dù là nhỏ nhất.

Nỗi lo lớn nhất của chúng tôi đó là sự lây nhiễm, gồm lây nhiễm giữa bệnh nhân với bệnh nhân, lây nhiễm giữa bệnh nhân với người nhà và bệnh nhân với y tế. Bệnh nhân lây cho người nhà có khả năng sẽ lan ra cộng đồng. Nếu bệnh nhân lây cho bệnh nhân thì nguy cơ tử vong cao vì bệnh nhân của bệnh viện nặng. Nếu bệnh nhân lây cho nhân viên y tế rồi tiếp tục lây trong viện, sẽ không còn người để điều trị bệnh nữa. Vì vậy việc khoanh vùng, cách ly sớm là việc khẩn cấp cần làm lúc này, không để dịch lan rộng ra nhân viên y tế nữa.

Bên cạnh đó, một số nhân viên y tế còn bị tổn thương về mặt tinh thần do xã hội quá cảnh giác. Các bạn ấy bị chủ nhà đuổi, không cho thuê nữa vì làm ở Bệnh viện Bạch Mai. Tôi đồng ý rằng những người có yếu tố dịch tễ phải cách ly nhưng cách thức thế nào để không làm tổn thương nhau, đặc biệt về mặt y tế vì y bác sĩ là chiến sĩ tuyến đầu, phải căng lên mấy trăm phần trăm sức lực không phải vì tiền.

Tôi không muốn dùng từ kỳ thị, tâm lý tránh xa nguồn nhiễm bệnh rất bình thường. Có thể hôm nay tôi ngồi đây nói chuyện là ngày cuối cùng con tôi nhìn thấy bố, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bố phải cách ly vì bố điều trị cho bệnh nhân còn gia đình ở nhà bị hàng xóm láng giềng kỳ thị như bị hủi. Đau lòng lắm, việc kỳ thị đó ảnh hưởng tới chính những người đang công tác.

Vì vậy tôi mong và tôi yêu cầu xã hội sẻ chia với ngành y tế, làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng tôi ở tuyến đầu. Chúng tôi không đòi hỏi đãi ngộ vật chất để chống dịch, cần nhất sự ủng hộ, đồng cảm.

- Tâm lý của các nhân viên y tế bệnh viện hiện nay ra sao?

Mặc dù tình hình đang dần trở nên căng thẳng, phức tạp hơn và một số người phản ứng tiêu cực nhưng nhân viên Bệnh viện Bạch Mai chưa một ai nao núng. Trong trường hợp phải điều trị cho người dương tính, đã có 600-700 cán bộ nhân viên đăng ký tình nguyện tham gia. Họ ý thức trách nhiệm đối với nhân dân, cộng đồng và nghề nghiệp. Họ cũng được tập huấn để hiểu về cách thức lây nhiễm để phòng chống.

Tình huống xấu nhất xảy ra là chẳng may nhân viên y tế dương tính, bị cách ly rồi bệnh nặng hơn, thậm chí tử vong, ngày đi làm ấy là ngày cuối cùng nhìn thấy mặt gia đình. Nhưng không một nhân viên nào làm đơn xin nghỉ không lương.

Đây là tinh thần chung của cả ngành y tế, không phải chỉ riêng Bệnh viện Bạch Mai. Tôi tin rằng bệnh viện sẽ chống dịch thành công.

Chi Lê

Tự làm khổ mình khi mời mẹ chồng sống chung

Vợ chồng tôi quen nhau khi du học nước ngoài, về nước gặp lại nhau qua công việc và yêu được tròn 2 năm thì cưới. Gia đình anh là viên chức ở tỉnh. Bố chồng là nguyên giám đốc một sở, mẹ chồng là con nhà gia giáo, trước đây bà làm trong hội chữ thập đỏ, nay đã về hưu.

Chồng tôi là con một, được bố mẹ hết mực yêu chiều nhưng lại đi con đường riêng. Học xong đại học, anh tự giành học bổng du học, rồi về nước làm cho tập đoàn nước ngoài.

Gia đình tôi cơ bản là bình thường. Bố mẹ đều là con đầu nên khi còn nhỏ đã phải nghỉ học ở nhà trông em. Bố mẹ bắt đầu bằng buôn bán nhỏ, làm việc cật lực nhiều năm. Nhờ uy tín, chăm chỉ, lại gặp thời nên công việc kinh doanh rất phát đạt. Bố mẹ nghiêm khắc dạy dỗ và muốn bù đắp cho thuở ấu thơ phải bỏ học sớm nên rất tập trung giáo dục chị em tôi. Sau khi đỗ đại học, chúng tôi đều được cho ra nước ngoài du học. Tôi học xong đại học thì về nước, đang quản lý công ty gia đình tại Hà Nội, em trai học xong thạc sĩ, đang thực tập tại Mỹ.

Kể ra để thấy tôi lẽ ra không có gì để phàn nàn về cuộc sống. Dù môi trường hai bên rất khác nhau nhưng chúng tôi tự xây được nhà để ở riêng sau khi cưới, va chạm không nhiều.

Năm ngoái, mẹ chồng bị tai biến nhẹ, may mắn được chữa trị kịp thời nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Suốt 2 tháng từ ngày cấp cứu và trong quá trình điều trị vật lý trị liệu mẹ đều ở tại nhà tôi cho tiện. Chúng tôi thuê chuyên gia trị liệu đến nhà, đưa mẹ đi massage châm cứu đều ở những nơi tốt nhất. Sau khi mẹ khoẻ lại, tôi bàn với chồng mời mẹ ở luôn với chúng tôi vì thực lòng sau khi bà bị ốm tôi rất thương bà. Bố chồng tôi có vợ bé và hai con riêng đã lớn, chuyện này không bung bét ra bên ngoài, ngay cả tôi cũng biết sau khi lấy anh. Mẹ chồng tôi chỉ trông vào con trai, anh là niềm tự hào của mẹ. Quyết định này cũng do bố mẹ ruột tôi thúc đẩy. Bố mẹ rất quý chồng tôi, lại nặng về chữ hiếu, luôn nhắc nhở con nhất định phải trả ơn cho mẹ chồng đã cho tôi một người chồng tốt.

Mẹ chồng ban đầu từ chối, nói không muốn làm gánh nặng, rồi sau lại đồng ý với lý do bà phải ở lại chăm sóc cháu trai. Trước Tết tôi lại có thêm tin vui sau mấy năm cố gắng thuốc thang, trong lòng đầy yêu thương và hạnh phúc vì gia đình ngày càng trọn vẹn.

Hàng tháng, chồng đưa tôi 50% lương, còn lại anh chi tiêu ngoại giao riêng. Tôi có một căn hộ cao cấp bố mẹ tặng trước khi cưới, đang cho thuê, trừ thuế phí còn khoảng 1.000 USD. Ngoài ra, vì quản lý công ty gia đình nên tôi nhận mức lương bằng với quản lý trước đây bố mẹ thuê. Chúng tôi có một vài khoản vay đầu tư, hàng tháng cần trả lãi, con trai đang học trường mầm non quốc tế và ngoài ra có học thêm nhạc, võ, bơi khá tốn kém. Chúng tôi đóng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế cao cấp cho bố mẹ chồng đã 5 năm liên tục. Nhìn chung chi cũng nhiều nhưng tôi không phải lo lắng dù chúng tôi không phải quá giàu có.

Tôi đưa mẹ chồng 15 triệu mỗi tháng để mua thức ăn, bà đi lại bằng thẻ taxi của tôi, hạn mức sử dụng mỗi tháng 5 triệu. Tiền điện nước tự động trừ vào tài khoản ngân hàng, tiền giúp việc tôi chuyển khoản riêng. Tiền học của con đã đóng cả năm, có xe đưa đón tận nhà. Sữa, thực phẩm và đồ dùng của con tôi có cậu gửi về và ông bà ngoại thường xuyên mua cho. Tôi thường tự gọi trái cây và hải sản ngon cho cả nhà hàng tuần, tủ lạnh lúc nào cũng gần như chật cứng. Việc mua sắm đồ dùng, sửa chữa nhà cửa, xe cộ cũng do tôi chi chứ không đụng vào khoản tiền đưa mẹ.

Mẹ chồng luôn phàn nàn chúng tôi tiêu hoang, bảo phải tiết kiệm. Tôi vui vẻ bảo mẹ phải tiêu tiền mới kiếm được, ai cũng lo tiết kiệm không tiêu xài, vậy chúng con kiếm đâu ra doanh thu. Mặt khác mẹ lại kể bác dâu tôi kêu ầm lên là sao chúng tôi đưa mẹ ít tiền thế, tiêu ở thành phố của tỉnh nhà không đắt đỏ bằng ở Hà Nội cũng cần 20 triệu cho một nhà 4 người bên nhà bác rồi. Tôi ngạc nhiên hỏi sao bác dâu biết, mẹ lại vòng vèo bảo thật ra mỗi người mỗi ý, mẹ thấy thế cũng đủ rồi, "tằn tiện" một chút là được. Tôi nhờ mẹ ghi lại khoản chi trong một tháng thôi, để tôi ước tính đưa mẹ sao cho đủ, mẹ dỗi bảo không quen tiêu xong còn phải ghi lại.

Mẹ là người khó tính, hay xét nét với người bà cho là thấp kém hơn, nhất là người "nhà quê". Bà không chơi với hàng xóm. Bạn hay sếp của chồng tôi đến chơi thì bà chào đón nhiệt tình, với người giàu có hay chức cao bà rất khiêm nhường. Bạn của tôi, nhân viên hay người nhà ở quê lên ghé qua hỏi thăm sức khoẻ bà thì bà khá hờ hững, có lúc bỏ đi không tiếp. Tôi có bác giúp việc đã ở cùng 4 năm, từ ngày mẹ lên bác khóc xin nghỉ với tôi 2 lần vì bị bà chỉnh. Chứng kiến bà mỗi ngày xếp lại tủ lạnh vài lần, đếm từng quả táo xem có thiếu hay không, lôi thùng đồ cũ tôi cho người làm ra kiểm lại, tôi không chịu được. Lần thứ ba bác xin, tôi quyết định cho bác giúp việc nghỉ và nhờ mẹ chồng tự tìm người bà thấy phù hợp đúng theo yêu cầu của bà. Trong lúc đó, tôi thuê người làm theo giờ nhưng ai cũng bỏ sau vài lần đến. Sau vài tuần, mẹ chồng nói tôi đừng thuê người nữa, bà rảnh ở nhà quét 2 nhát chổi cũng khoẻ người. Lúc ấy tôi chưa có thai, nhà toàn người lớn, vợ chồng tôi không quá khó trong cuộc sống nên động viên nhau thôi sao cũng được, miễn là mẹ vui. Có điều tôi thật sự mong có người giúp việc nhà từ sáng đến tối luôn, để chúng tôi có nhiều thời gian cho mình hơn.

Mẹ chồng từ sau khi không cho thuê người lại luôn phàn nàn tôi lười làm việc nhà, kể xấu cho cả nhà chồng. Có lần mẹ mải mê nói chuyện không biết tôi đã về nhà từ bao giờ và nghe được hết. Gần đây, mẹ ruột tôi mang quà cho các cháu, mẹ chồng mách tội tôi thế này thế kia, rồi dắt mẹ tôi lên phòng vợ chồng tôi, mở từng ngăn kéo, lục lọi tủ quần áo để mẹ thấy tôi bừa bộn thế nào. Chúng tôi luôn đóng cửa phòng nhưng không khoá lại. Bà chê tôi tính tình bộp chộp, hay cãi nhau tay đôi với chồng, không xứng làm dâu hiền. Bà than mệt vì phải "hầu chúng nó", khiến mẹ tôi phải nhận sai và xin lỗi. Tôi biết chuyện tức muốn khóc, nói sẽ không ở với mẹ chồng nữa, đưa bà về quê thì mẹ tôi lại can, khuyên chúng tôi làm tròn đạo hiếu. Giờ tôi cho mẹ chồng về thì cả nhà chồng sẽ nghĩ sao về chúng tôi?

Tôi ngồi nói chuyện với mẹ chồng, nhận sai, nhận luôn mình từ nhỏ đến lớn đều không phải người giỏi việc nhà, nhà tôi luôn có giúp việc, công việc bận rộn, con nhỏ, rất cần người. Bà bảo việc nhà ít, san sẻ mỗi người một tí là xong, nếu tôi thuê giúp việc là muốn bà thành người vô dụng, bà sẽ về quê. Vậy là tôi lại phải im lặng, không hiểu tại sao bà cứ phải làm khó mình và con dâu.

Con trai dịch công chứng tôi thông minh nhưng hiếu động, như bất cứ em bé 5 tuổi nào. Mỗi khi cháu ngã, vấp chảy máu chân, cụng đầu vào bàn ghế, hay khóc lóc gì là bà làm um lên, câu đầu tiên là "Ôi giời ơi" như thể tôi hại con. Công nhận bà rất yêu thương và chăm sóc, dạy bảo cháu từng ly từng tí, không hiểu sao tôi có thể bỏ qua mỗi khi mẹ nhắc tôi việc này việc kia mà lại không thể chịu được khi bà dạy tôi phải chăm con thế nào.

Mẹ đẻ khuyên tôi tu tâm, đã làm việc tốt phải làm đến cuối cùng, không được bỏ ngang giữa chừng mất hết phúc lộc. Tôi thường ghi những điều tốt đẹp mẹ chồng đã làm để đọc lại khi tức giận cho đỡ ảnh hưởng đến con gái trong bụng, nhưng gần đây tôi chẳng muốn về nhà mình nữa. Nếu chồng bận đi công tác thì tôi cũng tìm cách đưa con đi học này kia, hoặc sang nhà ngoại để tránh phải ở nhà với mẹ chồng. Thật sự quá ngột ngạt!

Tôi tâm sự trên đây không phải để nhận được đồng tình hay muốn tìm cách đuổi mẹ chồng đi. Chồng tôi thương vợ con, anh cũng chỉ có một mẹ, tôi không muốn phàn nàn nhiều với anh, đưa anh vào thế bí. Tôi biết mình có nhiều thiếu sót chưa thể hoàn hảo như mẹ chồng mong muốn. Công bằng mà nói hồi nhỏ bố mẹ tôi có rèn rũa tôi và em trai mới trưởng thành nên người, nay mẹ chồng càng khó tôi sẽ càng hoàn thiện hơn. Không biết qua bao lâu mẹ chồng nàng dâu mới sống chung hoà thuận được, làm sao để mẹ chồng bớt ghê gớm hơn đây? Trước đây không ở cùng nhau tôi và mẹ chồng rất thân, mẹ còn hay gọi tôi là con gái. Xin độc giả cho lời khuyên.

Hạnh

Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

Diệu Hoa cho 3 con ở lại Mỹ giữa Covid-19

Trước khi Covid-19 lan rộng , con trai út của chị - Hoàng Phi - học Đại h ọc Washington ở Seattle. Diệu My (con cả) làm cho một công ty tư vấn tài chính còn Diệu Ly là sinh viên chuyên ngành marketing - truyền thông của New York University. Hơn hai tuần trước, khi bang Washington phong tỏa, trường Hoàng Phi đóng cửa để sinh viên học online, hoa hậu nhắn con đến ở cùng chị trong căn hộ thuê để tiện đùm bọc nhau.

Ba con của hoa hậu Diệu Hoa (từ trái sang): Diệu Ly, Hoàng Phi và Diệu My. Ảnh: Diệu Hoa.

Ba con của hoa hậu Diệu Hoa (từ trái sang): Diệu Ly, Hoàng Phi và Diệu My. Ảnh: Diệu Hoa.

Như nhiều phụ huynh có con du học, ban đầu, chị định đưa con về nước hoặc bay sang với con. Tuy nhiên, nghĩ kỹ, Diệu Hoa quyết định dõi theo con từ xa, bởi trở về lại thêm gánh nặng cho đất nước, tốn chi phí việc cách ly theo quy định. Diệu Ly cũng sắp tốt nghiệp, cần tập trung việc học. Hiện tại, Diệu Ly và Hoàng Phi duy trì học online. Diệu My được công ty cho làm việc tại nhà. Hàng ngày, chị nhắc nhở ba con hạn chế ra ngoài, nếu bắt buộc đi đâu phải đeo khẩu trang dù nhận ánh mắt khó chịu của người bản xứ.

"Lòng tôi như 'lửa đốt', ngày nào cũng canh giờ gọi điện cho các con. Chúng kể cho tôi nghe về tình hình sinh hoạt, học hành. Tôi trấn an bản thân rằng các con đã lớn, biết cách giữ gìn, bảo vệ sức khỏe để hạn chế khả năng bị nhiễm", Diệu Hoa nói. Điều khiến chị vui là ba con luôn tự lập, thường xuyên gọi điện thoại động viên, nhắn nhủ cha mẹ giữ sức khỏe.

Nhiều nghệ sĩ Việt có con ở nước ngoài chung tâm trạng của Diệu Hoa. Phi Nhung và con gái ruột - Wendy Phạm - hơn hai tháng không gặp nhau. Wendy làm y tá một bệnh viện tại bang California. Mỗi ngày theo dõi tình hình Covid-19 ở Mỹ, ca sĩ đều khóc vì thương con. Khi biết Mỹ trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới , chị càng sốt ruột.

Phi Nhung cho biết con thường xuyên nhắn tin qua Facebook cập nhật về công việc khi được nghỉ giữa các ca trực. Mỗi ca của con gái chị kéo dài 12 tiếng một ngày. Wendy luôn trấn an mẹ, động viên Phi Nhung đừng lo lắng, giữ gìn sức khỏe, chăm sóc cho các con nuôi ở Việt Nam.

Con gái Phi Nhung nhận khẩu trang do mẹ gửi đến bệnh viện. Ảnh: Facebook.

Con gái Phi Nhung - đang làm y tá ở một bệnh viện tại California - nhận khẩu trang do mẹ gửi đến bệnh viện. Ảnh: Facebook.

Con gái ca sĩ đối diện với áp lực lớn khi hàng ngày tiếp xúc người nhiễm bệnh, luôn có nguy cơ bị lây, còn khẩu trang y tế ngày càng khan hiếm. Vì vậy, chị nhờ một người bạn ở Mỹ tìm mua 400 khẩu trang gửi vào bệnh viện cho con, các đồng nghiệp và bệnh nhân. "Tôi tự hào về con. Hiện tại tôi chỉ có thể làm được như vậy cho Wendy. Tôi mong con bé mạnh mẽ để vượt qua giai đoạn này và động viên con yên tâm về mẹ", Phi Nhung nói.

Nghệ sĩ Hồng Vân cũng "ăn không ngon, ngủ không yên". Con trai chị - Trê Phi - du học ngành đạo diễn tại bang California. "Mấy ngày nay tôi toàn giật mình lúc nửa đêm, điều đầu tiên là sờ vào điện thoại coi tin tức. Tôi lo lắm nhưng không đưa con trai về vì sợ nguy cơ lây nhiễm khi di chuyển", chị nói. Mỗi ngày Hồng Vân nhắc con không ra khỏi nhà, súc họng bằng nước muối. Chị dặn con trước khi đi ngủ phải nhắn "vẫn khỏe" để gia đình yên tâm. Ngược lại, chị cũng cập nhật tình hình trong nước cho Trê Phi.

Con trai Hồng Vân ở cùng vợ chồng chị gái - Xí Ngầu. Chị cho biết mẹ chồng con gái là bạn thân nên chăm con chị như con ruột. "Bà sui xếp hàng vào siêu thị mua rau củ, rồi chạy qua nhà treo ngoài cửa để chị em Trê Phi dùng dần. Ai cũng ý thức tránh tiếp xúc nhau, giữ khoảng cách giao tiếp để bảo vệ bản thân", Hồng Vân nói.

Mỹ Lệ có hai con gái - Misa (15 tuổi) và Misu (14 tuổi) - du học ở Đức. Khi dịch bùng nổ ở châu Âu , trường học đóng cửa, con chị vẫn ở lại nhà anh trai tại thành phố Lorrach. "Tôi thương con lắm nhưng phải cố gắng an ủi, động viên chúng. Đợi tình hình dịu bớt, tôi qua thăm con. Ở Đức hiện tại hàng hóa cung ứng đầy đủ nên tôi không gửi qua thứ gì cả, chỉ gọi điện hỏi han các con thường xuyên", ca sĩ nói.

Hai con gái Mỹ Lệ: Misa (phải) và Misu. Ảnh: Mỹ Lệ.

Hai con gái Mỹ Lệ: Misa (phải) và Misu. Ảnh: Mỹ Lệ.

Trước đó, nhiều sao như diễn viên Diễm My, hoa hậu Thu Hoài, MC Quỳnh Hương... cho biết họ để con ở lại các nước Mỹ, Anh nhằm tránh di chuyển trong giai đoạn dịch lan nhanh.

Sau khi bùng phát ở Trung Quốc từ tháng 12/2019, Covid-19 xuất hiện ở hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 600.000 người nhiễm bệnh, hơn 27.000 người chết.

Bài hát Ghen Cô Vy
 
 
Bài hát "Ghen Cô Vy"

"Ghen Cô Vy" (Khắc Hưng sáng tác, Khắc Hưng và Biên phiên dịch Min thể hiện) là dự án của Bộ Y tế nhằm tuyên truyền phòng chống Covid -19. Video: Youtube.

Tâm Giao